Mô hình tháp nhu cầu của Maslow trong giáo dục

Tháp nhu cầu Maslow là gì?


Tháp nhu cầu Maslow được đặt theo tên của nhà tâm lý học Abraham Maslow. Theo học thuyết này thì nhu cầu của con người được chia làm 5 tầng, được thể hiện bằng một hình kim tự tháp với các tầng đáy thể hiện các nhu cầu bậc thấp và đỉnh thể hiện các nhu cầu bậc cao. Cụ thể các cấp bậc như sau:


– Tầng 1: (physiological) Các nhu cầu về thể chất như hít thở, ăn uống, nơi trú ngụ, ngủ, tình dục và các nhu cầu sinh lý khác.


– Tầng 2: (safety) Các nhu cầu về an toàn như cảm giác yên tâm về cơ thể và sức khỏe, tài sản và người thân được bảo vệ.


– Tầng 3: (love/belonging) Các nhu cầu về giao lưu tình cảm. Có bạn bè thân thiết, gia đình đầm ấm, cộng đồng hoà hợp. Được yêu thương đầy đủ.


– Tầng 4: (esteem) Nhu cầu được quý trọng, kính mến. Tự tin về bản thân. Nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của những người xung quanh.


– Tầng 5: (self-actualization) Nhu cầu thể hiện bản thân. Muốn được sáng tạo, sống hết mình. Được thể hiện bản thân một cách trọn vẹn nhất và được công nhận là thành đạt.


Theo Maslow thì mỗi người cần phải được thỏa mãn các nhu cầu ở bậc thấp trước khi lên các bậc cao hơn. Và mong muốn thỏa mãn các nhu cầu ở các bậc cao hơn sẽ nảy sinh và mãnh liệt hơn nếu các như cầu ở các tầng dưới đã được đáp ứng đầy đủ.


Học thuyết Maslow trong giáo dục


Theo một nghiên cứu của Maslow, ông đã dành cuộc đời mình để tạo ra Tháp nhu cầu và được phân tích trong cuốn sách ĐỘNG LỰC và TÍNH CÁCH. Theo học thuyết này, nhu cầu của con người được thể hiện theo một sơ đồ hình tháp gồm 5 cấp độ.


– Cấp độ một là nhu cầu thiết yếu bao gồm ăn mặc, sinh lý…


Do nhu cầu cuộc sống quá đầy đủ nên gần như bọn trẻ thời nay mất hẳn nhu cầu về ăn mặc. Thường bản năng người luôn đi tìm cái thiếu chứ không mấy ai đi tìm cái đủ. Như vậy ngay từ đầu đứa trẻ đã không có cảm giác nhận diện được nhu cầu cơ bản của sự tồn tại. Với sự bao bọc và chăm sóc quá chu đáo từ phía bố mẹ, thì khả năng sinh tồn của đứa trẻ vô tình bị tước mất.


– Cấp độ hai là nhu cầu về sự an toàn.


Các con gần như thiếu thái độ trân trọng về việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và trân trọng những tài sản, mái nhà chung của gia đình. Như vậy sau này sẽ ảnh hưởng đến lối sống độc lập, ưu tiên việc chăm sóc bản thân trước khi lao đầu vào những việc không quan trọng khác.


– Cấp độ thứ ba là nhu cầu về sự hoà hợp.


Các con cần nhận thức rõ tầm quan trọng của gia đình, niềm tin giữa con người với con người, giữa những người thân yêu và bạn bè. Đây chính là nền tảng cho con phát triển các mối quan hệ sau này và sống tử tế với mọi người.


– Cấp độ bốn là nhu cầu được tôn trọng.


Ai cũng có nhu cầu được tôn trọng cái tôi, quan điểm cá nhân, được kính trọng, yêu mến và bày tỏ những sự khác biệt. Vì thế các mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu, thích ứng và tôn trọng.


– Nhu cầu cuối cùng là nhu cầu thể hiện giá trị bản thân.


Lúc này các nhu cầu về vật chất hay sinh lý không còn ý nghĩa quan trọng và có tính chất quyết định giá trị sống của một ai đó. Dù nghèo đói, dù đường cùng thì mỗi người vẫn có lòng tự trọng, hành động vì giá trị của bản thân và một cuộc sống có ý nghĩa.


Hiểu được các cấp độ của tháp nhu cầu này, cha mẹ có thể đồng hành cùng con trong việc giáo dục và quá trình trưởng thành của con..


Lời khuyên cho cha mẹ


Khi đã hiểu được vì sao thế hệ của con ngày nay khác thế hệ của cha mẹ ngày xưa, chúng tôi có một vài lời khuyên cho cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con:


— Đừng áp đặt lựa chọn của thời cha mẹ vào lựa chọn của con ngày nay. Bạn và con cái sinh ra trong những thời kỳ khác nhau, trong những hoàn cảnh gia đình và xã hội khác nhau, chính vì thế lựa chọn nghề nghiệp của cha mẹ ngày xưa có thể không còn đúng ở thời điểm hiện tại.


— Hiểu rằng nghề nghiệp không chỉ là “cần câu cơm” mà còn là một việc quan trọng mang lại hạnh phúc cho cuộc sống của con. Chính vì thế hãy cùng con khám phá năng lực và sở thích của bản thân để tìm ra một công việc giúp con thỏa mãn cả 5 tầng trong tháp nhu cầu của Maslow.


— Tìm hiểu về việc hướng nghiệp càng sớm càng tốt để có thể giúp con định hướng cho tương lai.

Kẻ Lang Thang

Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi. Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn