Dấu hiệu người mắc trầm cảm nặng

Tỷ lệ người mắc trầm cảm nặng tự sát rất rất cao. Nếu trầm cảm nhẹ khó nhận biết thì trầm cảm nặng có nhiều dấu hiệu hơn chính vì vậy nhận biết cũng dễ dàng hơn. Phát hiện ra bản thân hoặc người nhà mắc trầm cảm nặng có thể giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng trầm cảm và ý định tiêu cực đặc biệt là ngăn chặn ý định tự tử.


Hơn 50% trường hợp tự tử là trầm cảm


Theo thống kê cho thấy có hơn 50% các trường hợp tự tử là do trầm cảm. Người trầm cảm nặng xu hướng tìm đến cái chết là rất cao. Nếu trầm cảm thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn thì khi bị trầm cảm nam giới lại dễ có xu hướng tự sát hơn. Hai nhóm đối tượng bị trầm cảm dẫn đến tự sát chính là:


- Nam giới, trên 50 tuổi, sống ở nông thôn.


- Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị.


Người trầm cảm nặng ít báo trước sự tự sát của mình mà thường tự sát một cách đột ngột. Một số trường hợp có thể chuẩn bị hoặc âm thầm báo trước. Trên thực tế ý đồ tự sát của người bị trầm cảm cao hơn rất nhiều so với hành vi tự sát khaorng hơn 10 lần.


Dấu hiệu của trầm cảm nặng


Trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Khi bệnh tình chuyển biến đến giai đoạn nặng nghĩa là đây là giai đoạn nguy hiểm nhất và khó chữa nhất. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh.


2 triệu chứng chính


- Khí sắc trầm: Nét mặt hay biểu cảm ủ rũ, buồn bã, chán chường và bi quan.


- Giảm hứng thú với mọi việc, hoạt động và gia tăng mệt mỏi.


7 triệu chứng liên quan


- Rối loạn giấc ngủ.


- Rối loạn cân nặng cụ thể là tăng cân hoặc giảm cân đột ngột.


- Khó tập trung suy nghĩ và giải quyết công việc, dễ cáu gắt và khó chịu.


- Tự ti thất vọng về bản thân.


- Bi quan vào tương lai công việc và cuộc sống.


- Đau nhức người bao gồm đau cơ xương khớp, đau mỏi chân tay hoặc mệt mỏi không muốn nhấc tay chân lên, không muốn suy nghĩ… và đau dạ dày, đau đại tràng, co thắt trực tràng, liên tục mót tiểu, mót đại tiện, hoặc ợ hơi.


- Có ý định hoặc hành vi tự sát.


Những triệu chứng trên phải xuất hiện thường xuyên và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên.


Khi phát hiện ra bệnh nhân mắc trầm cảm nặng cần


- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám và chuẩn đoán tình trạng bệnh.


- Phối hợp điều trị tâm lý với điều trị chuyên khoa.


- Gia đình cần tạo động lực, động viên người bệnh.


- Bản thân người bệnh cần loại bỏ các hành vi lối sống xấu như thuốc lá, rượu bia… và kiên trì theo phác đồ điều trị.

Kẻ Lang Thang

Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi. Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn