Hướng dẫn giải Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên môn Sinh Học - Vĩnh Phúc năm học 2016-2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH VĨNH PHÚC

------------------------------------

Đề thi chính thức

(HDC có 04 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2016-2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC

Dành cho học sinh thi vào lớp chuyên Sinh

 

Câu 1: (1,0 điểm)

      a. Vì sao nói cấu trúc ADN trong tế bào của động vật bậc cao chỉ ổn định tương đối? Biết rằng không có đột biến gen xảy ra.

       b. Cho một đoạn mạch của gen cấu trúc như sau:

              – A – T – G – X – G – T – X – T – G – (Mạch 1)

              – T – A – X – G – X – A – G – A – X – (Mạch 2)

       Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen. Dựa vào cơ sở nào để xác định được trình tự các đơn phân trên mARN đó?

Nội dung trả lời

Điểm

a. Cấu trúc ADN ổn định tương đối vì:

- Có thể xảy ra đột biến cấu trúc NST -> Thay đổi cấu trúc ADN ...

- Có thể xảy ra trao đổi đoạn trong kì đầu giảm phân I -> Thay đổi cấu trúc ADN ...

b.

- Trình tự các đơn phân trên đoạn mARN: – A – U – G – X – G – U – X– U – G –  ...

- Cơ sở: Dựa theo nguyên tắc bổ sung...


0,25

0,25

 

0,25

0,25

Câu 2: (1,0 điểm)

      a. Nêu cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử giúp vật chất di truyền được truyền qua các thế hệ tế bào và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử giúp vật chất di truyền biểu hiện ra thành kiểu hình.

      b. Những cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử được thực hiện dựa trên cơ sở của những nguyên tắc chung nào?

Nội dung trả lời

Điểm

a. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:

- Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử giúp vật chất di truyền truyền qua các thế hệ tế bào: Tổng hợp ADN (Tự sao, tự nhân đôi ADN, tái bản ADN, tái sinh ADN)...

- Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử giúp vật chất di truyền được biểu hiện ra kiểu hình: Tổng hợp ARN (Sao mã, phiên mã) và tổng hợp prôtêin (giải mã, dịch mã)...

b. Nguyên tắc chung:

- Nguyên tắc khuôn mẫu.

- Nguyên tắc bổ sung.

- Nguyên tắc ngược chiều

(Nếu HS nêu được 1 ý được 0,25, nêu được 2 trong 3 ý trên thì cho 0,5)

  

0,25

 

0,25

 

  

0,5

Câu 3: (1,0 điểm)

       a. Tại sao từ một tế bào mẹ trải qua nguyên phân bình thường tạo ra hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể (NST) giống nhau và giống bộ NST của tế bào mẹ? Hãy cho biết cơ chế tạo ra tế bào có chứa 2 nhân.

      b. Trong khẩu phần ăn của một số người ăn kiêng thịt màu đỏ, người ta thấy họ ăn rất nhiều thịt gà. Khi thảo luận về thành phần các chất trong cơ thể của nhóm người này, có một chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: "Trong tế bào của những người này hầu như không có prôtêin của gà''. Em hãy cho biết cơ sở khoa học của kết luận đó.

Nội dung trả lời

Điểm

a.

- Do tất cả các cặp NST nhân đôi ở kì trung gian và phân ly đồng đều ở kì sau của quá trình nguyên phân...

- Cơ chế tạo ra tế bào có 2 nhân: Do xảy ra phân chia nhân nhưng không phân chia tế bào chất...

b. Cơ sở khoa học:

- Prôtêin gà vào hệ tiêu hóa người bị enzim tiêu hóa của người cắt nhỏ thành các aa tự do...

- Hệ gen của người khác hệ gen của gà nên các tế bào người dịch mã tổng hợp các prôtêin đặc trưng cho người...

  

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

Câu 4: (1,0 điểm)

      a. Một người đi bộ đội chống Mỹ ở vùng bị nhiễm chất độc màu da cam, khi trở về trên cơ thể không có biểu hiện của dị tật bất thường. Khi lấy vợ bình thường sinh được 2 con gái và 1 con trai, nhưng cả 3 con đều bị dị tật bẩm sinh. Giải thích vì sao trong trường hợp này, bố không bị dị tật mà các con lại bị dị tật?

      b. Ở một loài giao phối, xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa và Bb. Trong 2 cặp nhiễm sắc thể này mỗi cặp đều có một nhiễm sắc thể bị đột biến mất đoạn. Một cá thể cái của loài này giảm phân bình thường sẽ cho tối đa và tối thiểu bao nhiêu loại giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể?

Nội dung trả lời

Điểm

a.

* Bố không bị dị tật vì: Cơ thể bố đã phát triển hoàn thiện các cơ quan...

* Con bị dị tật vì: Chất độc da cam trong cơ thể người bố kích thích gây đột biến ở tế bào sinh dục tạo giao tử đột biến kết hợp với giao tử bình thường tạo hợp tử đột biến -> Con mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình dị tật trong quá trình phát triển cá thể (chủ yếu ở giai đoạn phát sinh cơ quan)...

b.

- Số loại giao tử tối đa là 4 loại...

- Số loại giao tử tối thiểu là 1 loại...

 

0,25

0,25

 


0,25

0,25

Câu 5: (1,0 điểm)

      a. Hãy cho biết bản chất quy luật phân li của Menđen dưới góc nhìn của di truyền học hiện đại. Nêu điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li.

      b. Nếu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li  không thỏa mãn thì sẽ dẫn đến hệ quả gì? Hãy cho biết ý nghĩa của hệ quả đó.

Nội dung trả lời

Điểm

* Bản chất QLPL: Quá trình giảm phân có sự phân li đồng đều của NST trong mỗi cặp NST -> sự phân li đồng đều của alen trong mỗi cặp alen...

* Điều kiện nghiệm đúng: Quá trình giảm phân diễn ra bình thường...

* Nếu điều kiện không thỏa mãn thì: Sẽ tạo ra giao tử mang đột biến biến số lượng NST

 -> Có thể tạo hợp tử mang đột biến số lượng NST -> Tạo cơ thể mang đột biến số lượng NST...

* Ý nghĩa: Tạo nguồn biến dị di truyền -> Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống...

 

 

0,25

0,25

 0,25

 0,25

Câu 6: (1,0 điểm)

      Đem lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, thu được F1 đồng loạt cây hoa kép, tràng hoa đều, màu trắng. Cho F1giao phấn với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu được ở F2 gồm 4 loại kiểu hình với tỉ lệ: 3 cây hoa kép, tràng hoa đều, màu tím: 3 cây hoa kép, tràng không đều, màu trắng: 1 cây hoa đơn, tràng hoa đều, màu tím: 1 cây hoa đơn, tràng không đều, màu trắng. Biết rằng không có đột biến phát sinh và mỗi gen quy định một tính trạng.

      a. Biện luận tìm quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên.

      b. Xác định kiểu gen của F1 và kiểu gen của cá thể đem giao phấn với cây F1.

Nội dung trả lời

Điểm

a. Biện luận tìm quy luật di truyền:

- Theo bài ra ta có các tính trạng hoa kép, tràng hoa đều, màu trắng là các tính trạng trội so với các tính trạng lặn là hoa đơn, tràng không đều, màu tím.

- Quy ước: A: hoa kép,                    a: hoa đơn

                   B: tràng hoa đều           b: tràng hoa không đều

                   D: màu trắng                d: màu tím.

- Theo bài ra thì F1 dị hợp về 3 cặp alen (Aa, Bb, Dd).

- Phân tích sự di truyền từng tính trạng:

+ Xét dạng hoa ở F2:                    Hoa kép : hoa đơn = 3 : 1 => F1: Aa  x  Aa

+ Xét hình dạng tràng hoa ở F2:  Tràng hoa đều : tràng hoa không đều =1:1=> F1: Bb  x  bb

+ Xét màu sắc hoa ở F2 :               Màu trắng : màu tím = 1:1 => F1: Dd   x  dd...

- Phân tích sự di truyền đồng thời các tính trạng :

+ Xét dạng hoa và tràng hoa ở F2: (3 hoa kép : 1 hoa đơn) x (1 đều : 1 không đều) = 3 kép, đều : 3 kép, không đều : 1 đơn, đều : 1 đơn, không đều => Tỉ lệ này giống với tỉ lệ (F2) bài ra => Gen quy định dạng hoa phân li độc lập với gen quy định hình dạng tràng hoa

+ Xét tràng hoa và màu sắc hoa ở F2: (1 đều : 1 không đều) x (1 trắng : 1 tím) = 1 đều, trắng : 1 đều, tím : 1 không đều, trắng : 1 không đều, tím => Tỉ lệ này khác với tỉ lệ (F2) bài ra => Gen quy định dạng hoa di truyền liên kết với gen quy định hình dạng tràng hoa.

=> Từ đó ta có thể suy ra gen quy định dạng hoa phân li độc lập với gen quy định tràng hoa và màu sắc hoa, còn gen quy định tràng hoa và màu sắc hoa di truyền liên kết với nhau...

b. Kiểu gen của F1 và cây đem lai với F1:

Theo bài ra ta thấy ở F2 tràng hoa đều luôn đi với màu hoa tím, còn tràng hoa không đều luôn đi với màu hoa trắng.

+ Kiểu gen của F1 di hợp 3 cặp là: Aa(Bd//bD)...

+ Kiểu gen của cây đem giao phấn với F1 là: Aa(bd//bd)...

(HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

 

 

 

 

 

 

 0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

0,25

 Câu 7: (1,0 điểm)

      a. Tại sao trên thế giới rất khó có thể tìm thấy 2 người có kiểu gen giống nhau hoàn toàn, trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng?

      b. Ở người, tính trạng tóc quăn là trội so với tính trạng tóc thẳng, gen quy định hình dạng tóc nằm trên NST thường. Hai vợ chồng đều có tóc quăn, người em gái của chồng và người em trai của vợ đều có tóc thẳng. Khả năng cặp vợ chồng này sinh 2 đứa con trai đều có tóc thẳng ở hai lần sinh khác nhau là bao nhiêu? Biết rằng ngoài em trai vợ và em gái chồng thì cả bên vợ và bên chồng không còn ai tóc thẳng nữa.

Nội dung trả lời

Điểm

a. Vì: Bộ nhiễm sắc thể người 2n = 46:

- Do các NST phân ly độc lập trong giảm phân tạo ra tối đa 223 loại giao tử khác nhau về tổ hợp NST (chưa kể trường hợp xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân)...

- Các giao tử tổ hợp tự do trong thụ tinh tạo ra tối đa 246 loại hợp tử khác nhau về tổ hợp NST...

b.

- Quy ước: Alen A quy định tóc quăn, alen a quy định tóc thẳng

- Người em gái chồng và người em trai vợ đều có tóc thẳng => Có kiểu gen aa

-> Bố mẹ chồng và bố mẹ vợ đều có kiểu gen Aa

- Người vợ và chồng bình thường có kiểu gen 1/3AA hoặc 2/3Aa...

- Xác suất sinh 2 đứa con trai bị bệnh là: (2/3 x 2/3) x (1/2x1/4)2 = 1/144 = 0,0069...

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

 

0,25

0,25

 Câu 8: (1,0 điểm)

      a. Khâu quan trọng nhất trong công tác tạo giống mới mà các nhà khoa học phải quan tâm là gì? Vì sao để giữ những đặc tính tốt của giống, người ta không dùng phương pháp nhân giống hữu tính?

      b. Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1­  sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Nội dung trả lời

Điểm

a.

* Khâu quan trọng nhất là: Phải tạo được sự thay đổi trong vật chất di truyền -> Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn lọc...

* Vì: Nhân giống hữu tính có quá trình giảm phân và thụ tinh -> Tạo biến dị tổ hợp -> Không còn giữ nguyên đặc tính của giống...

b.

- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1­ vì F1 có kiểu gen dị hợp...

- Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì tỉ lệ kểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần qua các thế hệ, các gen lặn có hại được biểu hiện -> thoái hóa giống....

 

 

0,25

 

0,25

 0,25

 0,25

 Câu 9: (1,0 điểm)

      a. Các cá thể động vật cùng loài thường có xu hướng sống tụ tập thành từng đàn sẽ mang lại những lợi ích gì cho chúng? Về mặt sinh thái học các nhà nghiên cứu thường dựa vào đâu để phân biệt các quần thể thuộc cùng loài?

      b. Nghiên cứu mt quần thể động vật cho thấy thời điểm ban đu 1000 thể. Quần thể này t l sinh 4%/năm, tỉ l t vong 3%/năm, tỉ l xuất 0,5%/năm, tỉ lệ nhập cư là 1%/năm. Sau 1 năm slưng cá thể trong qun thể đó là bao nhiêu?

Nội dung trả lời

Điểm

a.

* Ý nghĩa: Tăng khả năng tự vệ, thuận lợi trong tìm kiếm nguồn thức ăn, thuận lợi cho sinh sản...

* Các nhà khoa học dựa vào các đặc trưng của quần thể: Mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần các nhóm tuổi...

b.  Số lượng cá thể của quần thể sau 1 năm là:

   1000 + (4% x 1000 ) - (3% x 1000) - (0,5% x 1000) +  (1% x 1000) = 1015 (Cá thể)...

 

 

0,25

 

0,25

 0,5

 

Câu 10: (1,0 điểm)

      a. Em hãy cho biết địa y thể hiện mối quan hệ sinh thái nào giữa các sinh vật? Cho biết kiểu dinh dưỡng của các đối tượng sinh vật có trong địa y.

      b. Trong một hệ sinh thái có thể có những mối quan hệ sinh thái nào giữa các sinh vật? Hiện tượng khống chế sinh học phản ánh mối quan hệ sinh thái nào?

Nội dung trả lời

Điểm

a.

* Địa y:  Thể hiện mối quan hệ cộng sinh...

* Kiểu dinh dưỡng của các sinh vật: Tự dưỡng (tảo hoặc vi khuẩn lam), dị dưỡng (nấm)...

b.

* Các mối quan hệ có thể có giữa các sinh vật trong hệ sinh thái:

- Quan hệ cùng loài: Hỗ trợ, cạnh tranh.

- Quan hệ khác loài:

   + Hỗ trợ: Gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác, hội sinh.

   + Đối địch (đối kháng): Gồm quan hệ cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh - vật chủ, ức chế cảm nhiễm...

* Hiện tượng khống chế sinh học: Phản ánh mối quan hệ đối địch (đối kháng)...

(HS kể đủ các mối quan hệ thuộc quan hệ đối địch vẫn cho điểm tối đa)

 

0,25

0,25

 

 

 

 

 

 

0,25

0,25

 .………………… Hết .…………………

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT



Kẻ Lang Thang

Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi. Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn