Đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay tỉnh Thanh Hóa năm 2011 môn Sinh học lớp 12






SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
(Đề thi chính thức)

KỲTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY NĂM HỌC 2010- 2011


MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------



Bài 1:


Ở gà, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 78 NST. Có 2000 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số đợt bằng nhau tạo ra các tế bào con, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 39780000 NST mới. 1/4 số tế bào con sinh ra trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân cho tinh trùng. 1/100 số tinh trùng tạo thành được tham gia vào quá trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%, của trứng là 25%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra một hợp tử bình thường.


a) Xác định số lần nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số hợp tử được tạo thành.


b) Tính số lượng tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh.


Bài 2:


Một vi khuẩn hình que có khối lượng khoảng 5.10-13 gam. Cứ 30 phút lại nhân đôi 1 lần. Trong điều kiện nuôi cấy tối ưu thì cần bao nhiêu giờ để đạt tới khối lượng là 6.1027 gam?


Bài 3:


Cho ruồi giấm cái có kiểu hình thân xám, cánh dài lai với ruồi giấm đực thân đen, cánh cụt. Đời F1 thu được 950 con thân xám, cánh cụt; 945 con thân đen, cánh dài; 206 con thân xám,cánh dài; 185 con thân đen, cánh cụt. Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng.


Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.



Bài 4:


Ở một loài sinh vật, giả thiết mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng đều chứa các cặp gen dị hợp. Trong giảm phân, khi không xảy ra trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể và không có đột biến thì số loại tinh trùng sinh ra nhiều nhất bằng 256.


a) Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?


b) Trong các cặp nhiễm sắc thể tương đồng nếu có 1 cặp nhiễm sắc thể xảy ra trao đổi chéo đơn tại 1 điểm và 2 cặp nhiễm sắc thể xảy ra trao đổi chéo đơn tại 2 điểm không đồng thời, thì số loại tinh trùng của loài có thể tăng thêm bao nhiêu?


Bài 5:


Vùng mã hóa của một gen ở vi khuẩn có 2346 liên kết hiđrô. Hiệu số giữa Ađênin với một loại nuclêôtit khác bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen đó. Gen này tự nhân đôi 5 lần, mỗi gen tạo thành đều phiên mã 2 lần và mỗi phân tử mARN được tổng hợp đã cho 9 ribôxôm trượt qua không lặp lại để tổng hợp các phân tử prôtêin.


a) Vùng mã hóa của gen có chiều dài bao nhiêu Ao?


b) Xác định số axit amin cần cung cấp cho quá trình dịch mã nói trên.


Bài 6:


Một quần thể động vật, xét 1 gen gồm 2 alen A và a. Tần số tương đối của alen A ở phần đực trong quần thể ban đầu là 0,6. Qua ngẫu phối quần thể đã đạt được trạng thái cân bằng di truyền với cấu trúc như sau: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa


a) Xác định tần số tương đối của các alen A và a ở phần cái của quần thể ban đầu.


b) Quá trình ngẫu phối diễn ra ởquần thể ban đầu thì cấu trúc di truyền của quần thể tiếp theo sẽ như thế nào?


Bài 7:


Một loài thực vật thụ phấn tự do có gen D quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen d quy định hạt dài. Gen R quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Hai cặp gen D,d và R, r phân ly độc lập. Khi thu hoạch một quần thể cân bằng di truyền người ta thu được 14,25% hạt tròn, đỏ; 4,75% hạt tròn, trắng; 60,75% hạt dài, đỏ; 20,25% hạt dài, trắng.


a) Hãy tính tần số các alen (D,d,R,r) và tần số các kiểu gen của từng tính trạng trong quần thể nêu trên.


b) Hãy tính tần số các kiểu gen trong quần thể nêu trên khi xét chung cả hai tính trạng.


Bài 8:


Một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô:


- Số lượng khí khổng (lỗ khí) trên 1cm2 biểu bì dưới là 7684, còn trên 1cm2 biểu bì trên là 9300.


- Tổng diện tích lá trung bình (cả hai mặt lá) ở một cây là 6100cm2.


- Kích thước trung bình 1 lỗ khí là 25,6 x 3,3μm.


a) Tổng số lỗ khí ở cây ngô đó là bao nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng lỗ khí ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng lỗ khí ở biểu bì trên mà ở ngô lại không như vậy?


b) Tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá là bao nhiêu? Biết μm= 10-3mm.


Bài 9:


Bệnh phêninkêtô niệu ởngười do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Biết rằng, ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai bị bệnh.


a) Hãy vẽ sơ đồ phả hệcủa gia đình trên.


b) Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng là con trai bị bệnh phêninkêtô niệu.


Bài 10:


Gen A có 390 xitôzin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670 bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen a. Gen a ít hơn hơn gen A một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen a là bao nhiêu?


Kẻ Lang Thang

Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi. Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn